Nguyên tắc Chủ_nghĩa_tự_do_cá_nhân

Tâm điểm của chủ nghĩa tự do là nguyên tắc sở hữu chính mình. Đối với người tự do, một cá nhân con người đơn lẻ là chủ thể của tất cả thân thể họ, mở rộng ra là cả cuộc sống, tự dotài sản. Như vậy, người tự do xác định tự do là hoàn toàn tự do hành động, với điều kiện không khởi xướng bạo lực hoặc gian lận lên cuộc sống, tự do hoặc tài sản của người khác. Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc không xâm phạm.

Người tự do thường xem các rắc rối là do nhà nước gây ra đối với cá nhân hay tài sản của họ nằm ngoài phạm vi cần thiết để trừng phạt sự xâm phạm của người này đối với quyền của người khác, tức là vi phạm tự do. Người tự do vô chính phủ không ủng hộ bất cứ một ràng buộc nào cả, dựa trên giả thuyết cho rằng người cai trị và luật pháp là không cần thiết vì nếu không có chính phủ thì cá nhân sẽ tự nhiên tự mình quản lý các mối quan hệ và quy tắc xã hội. Ngược lại, người tự do chính phủ lại cho rằng cần thiết có chính phủ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền của công dân. Điều này bao hàm cả việc bảo vệ người dân và tài sản của họ khỏi hành vi tội phạm của người khác cũng như là việc bảo vệ quốc gia.

Người tự do thường bảo vệ ý tưởng tự do từ khía cạnh làm thế nào để một người bị rang buộc ít nhất bởi một chính thể, và một người được phép làm bao nhiêu (tự do tiêu cực). Quan điểm này ngược lại với quan điểm tự do là một người có thể làm bao nhiêu (tự do tích cực), mà sự phân biệt được John Stuart Mill lần đầu tiên nêu ra, và sau đó được mô tả kỹ hơn bởi Isaiah Berlin.

Nhiều nhà tự do xem cuộc sống, tự dotài sản là quyền tối cao của mỗi cá nhân, và cần thỏa hiệp đển quyền của người này không ảnh hưởng đến những người còn lại. Trong các nền dân chủ, các nhà tự do xem sự thỏa hiệp của các quyền cá nhân này được thực hiện qua hành động chính trị gọi là "sự chuyên chế của số đông ", một thuật ngữ lần đầu tiên được Alexis de Tocqueville nhắc đến, và sau đó trở nên quen thuộc bởi John Stuart Mill, trong đó nhấn mạnh đến nguy cơ số đông áp đặt chuẩn mực của số đông lên thiểu số và vi phạm quyền của thiểu số trong cả quá trình. "...Cần có sự bảo vệ bằng các biện pháp khác thay vì là các biện pháp trừng phạt dân sự để chống lại sự chuyên chế của các ý kiến và cảm nhận đang phổ biến, chống lại xu hướng xã hội áp đặt ý tưởng và thực tiễn của mình thành quy tắc luật lệ điều khiển hành vi của những ai bất đồng với số đông..."

Một số nhà tự do ủng hộ luật tục, mà họ xem là luật pháp theo kiểu này ít bị áp đặt và gian dối và dễ áp dụng hơn là luật thành văn. Lợi ích tương đối của luật tục là cho phép xây dựng tiệm cần càng ngày càng tinh túy hơn định nghĩa về quyền tài sản được Friedrich Hayek, Richard Epstein, Robert NozickRandy Barnett đưa ra. Một số các nhà tư tưởng tự do tin rằng chính sự phát triển này có thể giúp định nghĩa nhiều khái niệm "chung" như ô nhiễm hay các mối tương tác mà một số người xem là từ bên ngoài. "Một xã hội tự do sẽ không cho phép bất kỳ ai làm tổn thương đến người khác bằng cách gây ra ô nhiễm bởi vì xã hội đó nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của cá nhân."[4]

Quyền tự nhiên và chủ nghĩa kết quả

Một số nhà tự do như Robert NozickMurray Rothbard xem quyền sống, tự do và tài sản là quyền tự nhiên, tức là đáng để bảo vệ như là một mục đích cuối cùng của chính bản thân họ. Quan điểm của các nhà tư tưởng trên về quyền tự nhiên xuất phát từ các tác phẩm của Thomas HobbesJohn Locke. Ayn Rand, một người có ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa tự do mặc dù không thừa nhận cũng xem những quyền này là dựa trên luật của tự nhiên.

Các nhà tự do khác như Milton Friedman, Ludwig von MisesFriedrich Hayek xem xét các quyền này dựa trên quan điểm thực tiễn hoặc kết quả, cũng như trên nền tảng đạo đức. Họ tranh luận rằng tự do cá nhân dẫn đến tính hiệu quả về mặt kinh tế và các lợi ích khác, và do vậy là biện pháp hiệu quả nhất để phát triển hay nâng cao phúc lực xã hội. Họ chấp nhận việc sử dụng một số biện pháp bạo lực như việc nhà nước vi phạm nguyên tắc bất xâm phạm bằng việc đánh thuế để từ đó có tiền sử dụng cho các dịch vụ công trình công cũng như việc ban hành các quy định pháp luật điều tiết xã hội nhỏ khác. Một số các nhà tự do như Jan Narveson có quan điểm khế ước về quyền và rằng quyền là một loại thỏa thuận hợp lý giữa người với người và cần được ký kết trước khi bắt đầu thực hiện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tự_do_cá_nhân http://www.libertarian.org.au http://www.boogieonline.com/revolution/politics/na... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/339321/l... http://www.britannica.com/ebc/article?tocId=937016... http://www.huppi.com/kangaroo/L-chichile.htm http://www.lewrockwell.com/block/block26.html http://www.liberalia.com/htm/tm_minarchists_anarch... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761551995/Libe... http://www.nationalreview.com/goldberg/goldberg121... http://www.reason.com/0503/ed.ng.editors.shtml